Cúng động thổ – Mâm lễ động thổ xây nhà gồm những gì?

Từ xa xưa đến nay, làm nhà là cột mốc mới và quan trọng đối với gia chủ. Vì thế, để hoạt động diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì lễ cúng động thổ là một trong số các nghi thức về mặt tâm linh, phong thủy được quan tâm nhất.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kiến thức  về lễ vật cho ngày động thổ và cách cúng động thổ xây nhà theo các bước đúng chuẩn khi làm nhà.

Nghi lễ động thổ còn được hiểu đơn giản là người sở hữu mảnh đất làm một lễ đơn giản để báo cáo và xin phép Thần Linh, Thổ công và Thổ địa cai quản mảnh đất cho phép gia chủ.

Đây là một nét văn hóa vô cùng nhân văn của người Việt, thể hiện được lòng tôn kính đối với các bậc bề trên. Giúp những đơn vị thi công tiến hành các hoạt động xây cất tại đó được suôn sẻ và thuận lợi.

Những lễ vật không thể thiếu ở mâm cúng động thổ xây nhà

Nếu đây là lần đầu tiên thì ắt hẳn bạn sẽ thắc mắc mâm cúng động thổ xây nhà cần những gì? Lễ vật cúng khởi công được chia thành mâm cơm theo các quy định của người Việt và vật tâm linh.

Mâm cơm cúng thường có:

Một con gà luộc: trong các lễ cúng của người Việt thường chọn gà cúng là gà trống, có chân, mỏ và mình vàng để mang lại may mắn

  • Một bộ tam sên (miếng thịt luộc, con tôm luộc, trứng vịt luộc): Bộ ba tam sên đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, thường cúng Thần Tài, Thổ Địa nhằm cầu bình an và sung túc cho gia đạo.Một chén gạo
  • Một chén muối
  • Ba ly nước trà
  • Một cốc rượu trắng
  • Một đĩa ngũ quả.

Vật tâm linh gồm có:

  • Một bình hoa : Bạn nên chọn hoa cúng động thổ là hoa cúc và một vài nhành hoa khác, hoa cúc theo quan niệm của người Việt thể hiện lòng hiếu thảo muốn hướng về tổ tiên. Vì vậy, hoa cúc thường xuất hiện trên bàn thờ hoặc các lễ cúng của người Việt
  • Hai cây đèn cầy:  Nó tượng trưng cho sự mong muốn, vươn lên trong cuộc sống về một tương lai tươi sang.
  • Một bó nhang: Sự kết nối giữa gia chủ với các vong linh hay thổ địa của khu đất
  • Một đĩa bánh kẹo và giấy tiền vàng mã.

Thủ tục cúng động thổ làm nhà

Chọn ngày giờ tháng tốt khởi công

Trong nghi thức cúng động thổ xây nhà mới, xác định ngày giờ tháng tốt vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định đến sự bình an sau này của ngôi nhà.

Theo tử vi, ngày – tháng – năm – giờ tốt cần phải hợp với tuổi của gia chủ. Tức là người đứng ra làm đại diện cho công trình thi công (hay mượn tuổi của người hợp tuổi).

Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà

Khi gia chủ đã chọn được ngày giờ tốt để làm lễ thì bước tiếp theo là sắm lễ động thổ. Vậy cúng động thổ gồm những gì? Thì câu trả lời là còn tùy theo mỗi một vùng miền hay tuổi và mạng số của chủ nhà thì có những đồ cúng khác nhau.

Cúng lễ cúng khởi công xây nhà

Thủ tục động thổ xây dựng nhà rất quan trọng, cách cúng xây nhà động thổ cũng có nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương, từng gia đình cũng như tùy thuộc vào thầy phong thủy xem xét.

Gia chủ cúng bài cúng và khấn động thổ xây làm nhà mới. Sau khi đã cúng khấn đã xong xuôi, hương gần tàn thì gia chủ phải đốt giấy vàng bạc, hóa tiền vàng và rải muối gạo.

Sau khi rải muối gạo xong thì hãy động thổ bằng cách tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng.

Riêng 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước thì nên cất giữ lại cho kỹ để khi nhập trạch thì đem để ở nơi thờ cúng Táo Quân.

Cần lưu ý gì khi thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà

Chọn ngày tốt và phù hợp với tuổi người làm nhà để động thổ

Khi chọn ngày lành tháng tốt gia chủ nên chú ý những điều sau:

  • Tránh các ngày là Nguyệt Kỵ. Những ngày này sẽ rơi vào mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
  • Tránh các ngày là Tam Nương. Bao gồm 6 ngày 3,7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.
  • Tránh các ngày là ngày sát chủ: tháng Giêng – ngày Tỵ; Tháng 2 – ngày Tý; Tháng 3 – ngày Mùi; Tháng 4 – ngày Mão; Tháng 5 – ngày Thân; Tháng 6 – ngày Tuất; Tháng 7 – ngày Hợi; Tháng 8 – ngày Sửu; Tháng 9 – ngày Ngọ; Tháng 10 – ngày Sửu; Tháng 11, ngày Dần và Tháng 12 – ngày Thìn.
  • Như vậy, bạn nên chọn những ngày Can sinh Chi (đại cát) hoặc Chi sinh Can (Tiểu cát) sẽ được xem là ngày tốt cho việc động thổ.

Chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ chu đáo

Trong nghi lễ truyền thống của người Việt thì mâm cỗ ở mỗi vùng miền, gia đình có sự khác biệt nhau.

Mâm lễ động thổ phải được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Gia chủ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy cúng hoặc các công ty dịch vụ đồ cúng. Làm như vậy, sẽ đảm bảo lên được danh sách những lễ vật cúng cần thiết.

Thời tiết sẽ diễn ra trong ngày của buổi lễ động thổ

Tất nhiên ai cũng muốn thời tiết luôn thuận lợi “Thiên thời – địa lợi- nhân hòa”. Yếu tố “thiên” là yếu tố đầu tiên. Nhưng không phải lúc nào thời tiết cũng đẹp cho dù đã được dự báo thời tiết.

Lo lắng về thời tiết xấu luôn được gia chủ quan tâm và luôn đưa ra phương án dự phòng.

Một trong các phương án đưa ra khi trời mưa là phải có nơi trú ẩn. Các nhà thầu sẽ luôn nơi tổ chức ngoài trời có mái che hay lều dựng với ô dù được chuẩn bị sẵn sàng. Ngoài ra, luôn chuẩn bị bàn ăn và nước uống để đãi tiệc cho khách tham dự

Thời tiết sẽ diễn ra trong ngày của buổi lễ động thổ

Tất nhiên ai cũng muốn thời tiết luôn thuận lợi “Thiên thời – địa lợi- nhân hòa”. Yếu tố “thiên” là yếu tố đầu tiên. Nhưng không phải lúc nào thời tiết cũng đẹp cho dù đã được dự báo thời tiết.

Lo lắng về thời tiết xấu luôn được gia chủ quan tâm và luôn đưa ra phương án dự phòng.

Một trong các phương án đưa ra khi trời mưa là phải có nơi trú ẩn. Các nhà thầu sẽ luôn nơi tổ chức ngoài trời có mái che hay lều dựng với ô dù được chuẩn bị sẵn sàng. Ngoài ra, luôn chuẩn bị bàn ăn và nước uống để đãi tiệc cho khách tham dự.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các thông tin liên quan đến nghi thức cúng động thổ xây nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *