Màu sơn tường như một lớp áo vừa có tác dụng bảo vệ vừa tạo nên nét đẹp cho ngôi nhà. Để có một màu sơn tường đẹp thì bên cạnh việc lựa chọn loại sơn chất lượng thì phần còn lại phụ thuộc nhiều vào quy trình thi công sơn nước đúng cách.
Quy trình thi công đúng cách không chỉ là các thao tác chuẩn của người thợ sơn khi thi công mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố như kiểm tra bề mặt tường, kiểm tra độ ẩm, thời tiết lúc thi công,.. Không nên bỏ qua bất kỳ yếu tố nào vì nó rất có thể làm cho chất lượng màu sơn của bạn không như ý.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết trước khi thi công sơn nước
Trước khi thi công sơn nước:
Cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau:
- Băng dính: dùng để che các đường biên, công tắc điện, khung cửa hay các bề mặt khác,… nhằm tránh bị vấy bẩn trong quá trình thi công sơn nước.
- Chổi bông cỏ, giấy nhám, bàn chải sắt, cây sủi: để tẩy bỏ lớp bụi bám và lớp sơn cũ không còn khả năng kết dính.
- Tấm carton, báo cũ, tấm che: dùng để che những đồ đạc, nền nhà tránh bị sơn vấy bẩn.
- Nước sạch: dùng để vệ sinh dụng cụ trước khi thi công sơn nước.
Trong khi thi công sơn nước:
- Bay thép và dao trét nhựa: dùng để trét bột lên tường.
- Bàn chà hoặc máy chà nhám: dùng để làm nhẵn mịn mặt tường đã trét bột bả
- Xi măng trắng: dùng để trét những khe nứt nhỏ hoặc những lỗ đinh trước khi sử dụng bột bả
- Con lăn sơn (Rulo): sử dụng khi sơn diện tích rộng.
- Cán sơn: dùng để nối dài con lăn khi sơn ở những khu vực cao mà bạn không vươn tới được.
- Chổi sơn (Cọ): dùng để sơn những khu vực hẹp, hoặc bị khuất mà con lăn không thể thực hiện được.
- Máy phun sơn: dùng để sơn những mảng tường chuyên dụng, cần độ phủ đồng đều cao.
- Khay sơn: dùng để đặt rulo và thấm đều sơn vào rulo trong quá trình thi công.
- Thang: dùng để sơn các vị trí cao mà không với lên được
- Thùng nhựa: dùng để khuấy bột trét hoặc chiết sơn.
Quy trình thi công sơn nước
Sau khi thi công:
Chuẩn bị một cái giẻ lau để vệ sinh lại các vết sơn vương vãi sang các bề mặt xung quanh.
Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công sơn nước chuẩn
Bước 1: Kiểm tra bề mặt tường trước khi thi công sơn
Sau khi bề mặt tường đã được trét xi măng và trước khi đi vào quá trình thi công sơn nước thì cần kiểm tra bề mặt tường xem có bị lồi lõm hay xen lẫn các loại tạp chất hay không. Sử dụng đá mài để làm nhẵn tường hoặc loại bỏ các tạp chất trước khi thi công bột trét giúp cho lớp bột bả bám dính hơn.
Đối với tường cũ, cần cạo bỏ đi các lớp sơn bị nấm mốc và có khả năng bong tróc nhằm đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho lớp sơn mới.
Quy trình thi công sơn nước
Bước 2: Kiểm tra độ ẩm tường
Độ ẩm của tường quyết định rất nhiều đến quá trình thi công cũng như chất lượng lớp sơn nước khi hoàn thiện. Bề mặt tường chưa khô sẽ khiến hơi ẩm vấn tiếp tục thoát ra ngoài sau khi sơn khiến bề mặt sơn bị phồng rộp bong tróc hoặc sinh ra nấm mốc trong quá trình sử dụng.
Thông thường những người thợ sơn sẽ dùng kinh nghiệm để xác định xem tường có đủ điều kiện để sơn hay chưa, tuy nhiên để đảm bảo chắc chắn chính xác nên sử dụng máy đo độ ẩm để đo.
Độ ẩm tường cần được kiểm tra và lưu ý trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trước khi trét bột bả: độ ẩm chuẩn 22 – 28%.
- Giai đoạn sau khi trét bột bả và tiến hành sơn: độ ẩm chuẩn 18 – 22%.
Quy trình thi công sơn nước
Bước 3 – Trét bột bả tường
Bột trét tường không chỉ là lớp trung gian giữa bề mặt tường và lớp sơn nước mà nó còn giúp che phủ các khuyết điểm của tường bê tông đồng thời đảm bảo cho màu sơn phủ được phát huy tối đa nhất. Ngoài ra, bề mặt tường có trét bột sẽ giúp bạn tiết kiệm được lượng sơn phủ đáng kể do khả năng bám dính của bột bả là cao hơn nhiều so với bề mặt xi măng.
Các loại bột bả tường khác nhau sẽ có định mức và cách pha trộn khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Bạn nên sử dụng lượng bột trét vừa phải, khuấy đều bột trét bằng máy và thi công trong vòng khoảng 1 – 2 tiếng.
Để đảm bảo hiệu quả cần thi công 2 lớp bột trét và cách nhau từ 1 – 2 tiếng. Sau khi bả bột trét khoảng 24 giờ thì dùng giấy nhám mịn để làm sạch và loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt tường.
Bước 4 – Lăn sơn lót
Các loại sơn lót hiện nay thường có khả năng chống kiềm, nấm mốc và chống thấm rất tốt, giúp tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt tường tránh khỏi các tác động xấu từ nước mưa hoặc các vi khuẩn gây hại giúp kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn phủ bên ngoài cũng như công trình thi công. Sử dụng súng phun hoặc con lăn để thi công sơn lót sau khi đã hoàn thiện bước thứ 3.
Quy trình thi công sơn nước
Bước 5 – Sơn phủ
Hầu hết các loại sơn hiện nay, nhà sản xuất thường khuyến nghị số lớp sơn phủ là 2 lớp cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng để đảm bảo màu sơn được đẹp nhất. Có thể thi công sơn phủ bằng con lăn hoặc súng phun và sử dụng cọ nhỏ để thi công vách hoặc các đường viền. Các thông số về định mức sơn, mã màu sơn, độ dày màng sơn tùy thuộc vào từng loại sơn cụ thể.
Quy trình thi công sơn nước
*** Những lưu ý trong quá trình thi công sơn
- Tùy thuộc vào điều kiện môi trường thực tế trong quá trình thi công mà thời gian thi công giữa các bước có thể khác nhau.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công như: mang thiết bị an toàn lao động đầy đủ, an toàn giàn giáo và thiết bị hỗ trợ khí trong môi trường độc hại…
- Trong trường hợp sơn dính vào mắt, bạn cần rửa sạch bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra.
- Bảo quản sơn nơi khô ráo thoáng mát và không đổ sơn vào nước sinh hoạt hoặc cống rãnh.
Hy vọng với quy trình thi công sơn nước đúng chuẩn chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn quan tâm tới hạng mục sơn nước trong xây dựng hãy liên hệ với Khả Hà Gia qua:
Thông tin chi tiết:
- Hotline: 0964 46 96 98 – 0905 46 96 98
- Email: khahagia@gmail.com
- Web: https://khahagia.vn/